Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Thiết lập thông số


Preferences bao gồm các thiết lập như vị trí Palette, tùy chọn đơn vị đo, và các tùy chọn hiển thị cho hình và chữ. Các thiết lập Preferences xác định tài liệu và đối tượng InDesign đối xử lúc đầu như thế nào.
Các thiết lập mặc định được sử dụng cho mọi tài liệu hay đối tượng mới bạn tạo. Ví dụ bạn có thể chỉ định phông chữ mặc định và các đặc điểm cho tất cả tài liệu mới hay khung văn bản mới.
Nhiều thông số chương trình và thiết lập mặc định được chứa trong các tập tin thông số Adobe InDesign, được gọi là InDesign Default và InDesign Saved Data.-tài liệu indesign
Các tập tin mặc định này được lưu mỗi khi bạn thoát khỏi InDesign.

1. Đặt thông số chung và thông số mặc định

Đặt thông số chung
-  Chọn Edit > Preferences > General
-  Trong phần Page Numbering, chọn một phương pháp đánh số trang trong menu View.
-  Trong phần General Options, chọn một tùy chọn hiển thị trong menu Tool Tips. Nó thay đổi khoảng thời gian trôi qua trước khi lời nhắc công cụ được hiển thị.
-  Trong phần General Options, chọn tùy chọn bố trí trong menu Floating Tools Palette.
Nó thay đổi các bố trí hộp công cụ thành cột đơn hay đôi, hay hàng đơn.
-  Trong phần Font Downloading và Embedding, xác định một ngưỡng cho bộ kích nhóm phụ dựa trên số glyph một phông chứa đựng. Thiết lập này ảnh hưởng các tùy chọn tải phông trong hộp thoại Print và Export.
-  Click Reset All Warning Dialogs để hiển thị tất cả các cảnh báo, ngay cả những cái bạn đã chọn không hiển thị.
Đặt thông số mặc định
•Nếu bạn thay đổi các thiết lập khi không có tài liệu nào được mở, các thay đổi của bạn đặt mặc định cho các tài liệu mới. Nếu một tài liệu được mở khi bạn thay đổi các thiết lập, các thay đổi chỉ ảnh hưởng đến tài liệu đó.
•Một cách tương tự, nếu bạn thay đổi các thiết lập khi không có đối tượng được chọn, các thay đổi của bạn đặt mặc định cho các đối tượng mới.

2.Phục hồi tất cả các thông số và các thiết lập mặc định.

Khởi động InDesign, sau đó nhấn Shift + Ctrl + Alt. Click Yes khi được hỏi nếu bạn muốn xóa tập tin mặc định.

3.Sử dụng Plug-in


Để cài một plug-in.
-  Nếu một bộ cài đặt được cung cấp, sử dụng nó để cài đặt plug-in. Cách khác, drag bản sao của module và thư mục Plug-Ins trong thư mục Adobe InDesign CS - Làm theo các hướng dẫn cài đặt đi kèm với plug-in.
Định cấu hình plug-in
Hộp thoại Configure Plug-ins kiểm tra và tùy chỉnh bộ plug-in được cài. Ví dụ, bạn có thể có được thông tin chi tiết về các plug-in đã cài, tạo các bộ plug-in tùy ý cho các công việc hay nhóm làm việc khác nhau, và cô lập plug-in khi gặp sự cố.
Trong hộp thoại Configure Plug-ins, các biểu tượng nhận dạng các loại plug-in khác nhau :
   •Các Plug-in có hiệu lực     được nạp khi bạn khởi động phiên InDesign hiện thời, và sẽ  vẫn được nạp cho đến khi bạn thoát InDesign.
•Các plug-in của Adobe được cung cấp bởi Adobe
•Các plug-in cần thiết     phải được hiện hữu để InDesign khởi động.
Để định cấu hình plug-in
    -  Chọn Help > Configure Plug-ins
    -  Làm bất kỳ các việc sau rồi click OK :
-Để thay đổi bộ plug-in hoạt động, chọn một cái từ menu    Set.
-Để tắt hoặc bật một plug-in, chắc rằng một bộ tùy ý đang hoạt động, và click để ẩn hay hiện dấu kiểm ở phía bên trái danh sách plug-in.
  Để thay đổi hiển thị danh sách plug-in, chọn hay bỏ chọn bất kỳ tùy chọ nào trong phần Display. Việc thay đổi các tùy chọn trong phần này chỉ ảnh hưởng danh sách hiển thị, không ảnh hưởng đến trạng thái thực của plug-in.
  Để tạo một bộ plug-in mới từ một một bản sao của bộ hoạt động, click Duplicate, đặt tên bộ, và click OK. Bộ bạn tạo trở thành bộ hoạt động.
  Để đặt lại tên cho bộ plug-in hoạt động, click Rename, đặt tên cho bộ, click OK.
  Để xóa bỏ vĩnh viễn bộ hoạt động, click Delete, và click OK khi một cảnh báo xuất hiện.
  Để nhập một tập tin của bộ plug-in, click Import, định vị và chọn tập tin chứa các bộ bạn muốn nhập, click OK.
  Để xuất tất cả các bộ plug-in tùy chỉnh thành một tập tin, click Export, chỉ đến thư mục muốn chứa tập tin, chọn Export All Sets, và click OK. Trong Window các bộ plugin được xuất với phần mở rộng .pset.
  Để xem thông tin chi tiết về một plug-in, chọn plug-in và click Show Info. Khi bạn đã hoàn tất, click OK để đóng hộp thoại Plug- in Information.
Tài liệu này rất hữu ích cho các bạn học đồ họa và các bạn cũng nên đọc thêm tài liệuphotoshop nữa để có thể thỏa sức bay bổng.
Bài viết nằm tronh mục tài liệu học lập trình php


0 nhận xét:

Đăng nhận xét